Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI MÁY PHÁT ĐIỆN, LÒ HƠI

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT QUẠT CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT
HUNGVIET INDUSTRIAL PRODUCTION FANS Co.,Ltd


PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHÍ THẢI MÁY PHÁT ĐIỆN, LÒ HƠI

 1.  MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN :
Phương án nhằm xây dựng, lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ xử lý khíthải .
-  Lắp đặt hệ thống xử lý khíthải theo yêu cầu tại nơi lắp đặt máy phát điện như đã nêu trên là làm sạch khí đạt   chất lượng khí thải để thải ra môi trường theo QCVN 19-2009 - BTNMT(quy chuẩn khí thải công nghiệp).
2. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ :
Qua nghiên cứu thành phần và tính chất của khí thải của máy phát điện,lò hơi đốt than đá, than củi, đầu DO, FO chúng tôi rút ra những nhận định sau : khí thải chứa nhiều bụi, các chất vô cơ như: NOx, SOx, COx … Chúng tôi đưa ra công nghệ xử lý khí thải như sau.
2.1 Các biện pháp lựa chọn:
a/  Biện pháp hấp thụ :
Quá trình hấp thụ là một quá trình quan trọng trong xử lý khí. Nó dựa trên cơ sở của quá trình truyền khối. Nghĩa là nó được chia làm 02 pha. Phụ thuộc vào sự tương tác giữa chất hấp thụ và chất bị hấp thụ trong pha khí, và tất cả quá trình này điều xảy ra trong tháp hấp thụ.

b/ Biện pháp hấp phụ:
Quá trình hấp phụ là sự truyền khối xảy ra giữa pha khí hoặc lỏng và pha rắn. Ở đây là quá trình truyền khối giữa pha khí và pha rắn. Pha rắn thường là chất hấp phụ, pha hơi (khí) thường là chất bị hấp phụ.


Ưu điểm công nghệ : là đơn giản, hóa chất sử dụng dễ tìm mua trên thị trường, giá thành rẻ, dễ vận hành và bảo trì, mức làm sạch cao, ít tốn diện tích.

2.3. Quy trình xử lý:
* Khí thải được đưa vào bồn xử lý và sẽ đi qua 3 lớp xử lý như sau:
1. Xử lý qua lớp đệm Ceramic:
 Dung dịch kiềm (NaOH) sẽ được bơm vào bồn để trung hòa lượng axit có thể sinh ra do các phản ứng sau:
SO2 + H2O => H2SO3 
H2SO3 + O2 -> H2SO4 
hoặc 
SO2 + NaOH -> NaSO3 + H2O 
CO2 + NaOH -> NaHCO3 
NaHCO3 + NaOH -> Na2CO3 + H2O 
.
 Dịch thể được phun từ trên xuống còn khí thải thì được đẩy từ phía dưới lên. Hai pha sẽ tiếp xúc với nhau trong tháp rửa khí và dung dịch hấp thụ (NaOH) sẽ chuyển hóa và lấy bớt khí thải một phần trong dòng khí. Ở phần hấp thu, các vật liệu đệm ceramic được thêm vào để tăng sự tiếp xúc giữa pha lỏng và khí, nhằm tăng hiệu quả xử lý.
2. Tách ẩm trong không khí:
   Dòng khí sẽ được tách ẩm bằng 1 lớp giá thể tách ẩm để ngăn không cho hơi nước chiếm các lỗ rỗng trong vật liệu hấp phụ. 
3. Hấp phụ bằng than hoạt tính
Khí thải được làm khô sẽ tiếp tục qua bộ phận hấp phụ gồm 2 lớp để giảm trở lực qua lớp vật liệu hấp phụ. Chất hấp phụ được chọn là than họat tính nhằm hấp thụ một số hóa chất còn sót và khử mùi hôi của khí thải.

Dung dịch từ tháp hấp thụ sẽ được dẫn sang một bể lắng cặn và ở đây nó lại tiếp tục được bơm trở lại tháp hấp thụ bằng bơm dịch thể. Phần cặn lắng sẽ được thải ra ngoài. Khi mà dung dịch đã bảo hoà (đục và rất dơ thường thì khoảng 20-30ngày) thì ta tiến hành thay dung dịch mới.



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ